Nhà máy gia công chip bán dẫn của Samsung tại PyeongTaek được đánh giá là có quy mô lớn nhất thế giới. Ảnh: Samsung.
Cơ hội bất ngờ của Samsung
Các dây chuyền của Samsung được công bố chỉ một tuần sau khi Bộ Thương mại Mỹ siết chặt các quy tắc kiểm soát xuất khẩu, yêu cầu bất kỳ công ty nào sử dụng công nghệ Mỹ sẽ phải xin giấy phép nếu muốn cung cấp chip bán dẫn cho Huawei.
Đây được xem như là một động thái mạnh tay với không chỉ Huawei mà còn là TSMC, nhà gia công chip bán dẫn chính cho Huawei.
![]() |
TSMC là đối tác gia công lớn nhất của Huawei. Ảnh: Nikkei. |
TSMC dự kiến sẽ bỏ ra số tiền khoảng 12 tỷ USD từ năm 2021-2029 để đầu tư các cơ sở gia công chip bán dẫn sử dụng tiến trình 5 nm tại Mỹ. Kế hoạch xây dựng sẽ bắt đầu từ năm 2021 và đi vào sản xuất vào năm 2024.
Theo báo cáo của TSMC, các khoản đầu tư vào lĩnh vực chip bán dẫn tiến trình 5 nm của công ty đã chạm mốc 23 tỷ USD.
Về phía Samsung, công ty từ chối tiết lộ con số đầu tư vào dây chuyền ở Pyeongtaek, mặc dù vậy các nguồn thông tin trong ngành cho biết khoản đầu tư có thể đã lên tới 10 tỷ USD. Với mục tiêu cạnh tranh sòng phẳng với TSMC, Samsung dự định sẽ mạnh tay chi hơn 100 tỷ USD vào các lĩnh vực sản xuất gia công chip bán dẫn trong năm 2030.
Tham vọng của Samsung
Theo các dự báo của giới phân tích, thị trường kinh doanh và cung cấp các sản phẩm bán dẫn sẽ trở nên nóng hơn bao giờ hết nhờ sự cạnh tranh của hai ông lớn Samsung và TSMC. Tuy vậy, việc đầu tiên Samsung cần làm là hạn chế sự phụ thuộc của mình vào công ty đối thủ.
Trong tháng 4, Huawei cho biết sẽ cân nhắc việc hợp tác với Samsung trong sản xuất chip bán dẫn nếu Mỹ tiếp tục cản trở môi quan hệ của TSMC với công ty. Tuy nhiên, Samsung lại chính là đối thủ cạnh tranh với Huawei trên các sân chơi smartphone và thiết bị viễn thông.
![]() |
TSMC đang là công ty gia công bán dẫn hàng đầu thế giới với thị phần 50%. Ảnh: Nikkei. |
“Samsung chắc chắn là một đối thủ đáng gờm của TSMC. Tuy nhiên, với vị trí là một đế chế sản xuất các thiết bị điện tử, Samsung nên giải quyết các vấn đề của mình, không công ty công nghệ hay nhà phát triển sản phẩm bán dẫn nào trên thế giới lại đặt hàng sản xuất các linh kiện quan trọng từ công ty đối thủ”, Eric Chen, nhà phân tích và đối tác quản lý bán dẫn kỳ cựu của Cornucopia Capital Partner cho biết.
Ngược lại, TSMC hiện chỉ là công ty chịu trách nhiệm gia công và sản xuất chip bán dẫn mà không tham gia vào bất cứ lĩnh vực kinh doanh ngoài lề. Đó là lý do công ty Đài Loan này được rất nhiều khách hàng quan trọng tin tưởng, có thể kể đến như Apple hay Qualcomm.
Theo Counterpoint Research, Samsung hiện là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới với 20% thị phần tính đến quý đầu tiên năm 2020. Tiếp sau đó là Huawei với 17%, Apple với 14%, hai ông lớn này đang là hai đối thủ cạnh tranh sát nút cho vị trí thứ hai.
Việc bổ sung các dây chuyền sản xuất chip bán dẫn 5 nm sẽ giúp Samsung mở rộng sự hiện diện của mình trong lĩnh vực sản xuất vật liệu bán dẫn này. Theo thống kê của TrendForce, TSMC đang là người chi phối hầu hết lĩnh vực này khi chiếm đến 50% thị phần trong khi Samsung chỉ vỏn vẹn 15%.
![]() |
Tranh chấp Mỹ - Trung bất ngờ đẩy TSMC vào thế khó, trao cơ hội cho Samsung. Ảnh: Nikkei. |
Trong khi TSMC đang mở rộng quy mô sản xuất ở Đài Loan nhằm đáp ứng các đơn hàng chuẩn bị cho mẫu iPhone 5G sắp ra mắt, Samsung cũng rục rịch đi vào sản xuất các lô hàng chip 5 nm vào cuối năm nay.
Samsung từ lâu đã nuôi dưỡng tham vọng thách thức TSMC trong lĩnh vực cung cấp linh kiện bán dẫn. Cho đến nay, Samsung đã thuyết phục được cả Qualcomm và Nvidia – hai khách hàng quan trọng của TSMC – chuyển một phần đơn hàng sang cho công ty Hàn Quốc. Tuy vậy, với vị thế của mình, tham vọng của Samsung có thể gặp khá nhiều khó khăn khi duy trì cả hai mảng kinh doanh và vật liệu bán dẫn
"Vì vậy, vấn đề quan trọng của Samsung là làm thế nào để có thể có một danh mục khách hàng ổn định", Lee Seung-woo, nhà phân tích tại Eugene Investment & Securities nhận định.
Theo Zing
Công ty sản xuất bán dẫn TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) đã ngừng các đơn hàng mới của Huawei Technologies (Trung Quốc) sau khi Mỹ ban hành các hạn chế mới đối với hoạt động cung cấp chip cho Huawei.
" alt=""/>Mỹ vừa trao một cơ hội vàng cho SamsungPH thể thấp gây nhiều nguy cơ
Theo TS Phùng Tuấn Giang (nhà thuốc Thọ Xuân Đường, Hà Nội), đối với các chất lỏng trong cơ thể, pH chính là thang đo để đánh giá tình hình sức khỏe của cơ thể.
![]() |
Khi các tế bào liên tục tiếp xúc với môi trường axít có thể làm phát sinh tế bào ung thư |
Dung dịch trung tính có pH = 7 và độ pH càng thấp thì tính axít càng cao. Các tế bào sống của cơ thể rất nhạy cảm với sự thay đổi pH.
“Cơ thể hoạt động tốt nhất trong môi trường pH hơi kiềm từ 7,365 - 7,4. Để duy trì được pH này, cơ thể có nhiều chất đệm tham gia”, TS Giang chia sẻ.
Trong cân bằng kiềm toan, phổi và thận đóng vai trò rất quan trọng. Phổi có chức năng điều chỉnh PaCO2 (phân áp CO2 trong máu động mạch). Thận có chức năng hấp thụ, thải trừ bicarbonat và thải trừ axít dưới dạng photphat axit hoặc amoniac.
TS Giang cho biết thêm, khi pH xuống dưới 7,365 sẽ gây ra một loạt thay đổi nghiêm trọng của cơ thể như: Thay đổi cấu trúc tế bào, giảm chức năng não, mất chất khoáng dự trữ, giảm oxy máu, giảm hoạt động của enzyme, gây viêm và làm tổn thương các cơ quan và làm suy giảm hệ miễn dịch.
TS Giang phân tích, khi các tế bào liên tục tiếp xúc với môi trường axít, chức năng hoạt động giảm sút dẫn đến suy thoái, hư hỏng.
![]() |
TS Phùng Tuấn Giang |
Do đó các bế bào sẽ tìm cách sửa chữa và tái sinh bằng cách biến đổi ADN để sản xuất các protein cần thiết cho quá trình này khiến cấu trúc tế bào bị thay đổi. Khi nhìn dưới kính hiển vi, các tế bào bị cong và biến dạng, màng tế bào mỏng và yếu.
Từ đó có thể phát sinh ung thư. Các tế bào cũng phát triển mạnh trong môi trường axít.
Ngoài ra khi cơ thể nhiều axit, nó sẽ buộc lấy chất khoáng kiềm dự trữ để trung hoà axit dư thừa, lâu dần làm mất chất khoáng dự trữ, ảnh hưởng đến răng, tóc, xương...
Với máu, pH lý tưởng duy trì ở mức 7,365, nếu xuống dưới 7,2 là có dấu hiệu nguy kịch, dẫn tới tử vong do hồng cầu sẽ có xu hướng kết dính gây tắc nghẽn cục bộ các mao mạch, các tế bào bị thiếu oxy, từ đó gây ra hàng loạt các rối loạn về chuyển hóa, cơ thể mệt mỏi.
Với các cơ quan, axit tích tụ ở da có thể gây phát ban, chàm, ngứa, lắng đọng ở thận gây sỏi thận, viêm đường tiết niệu...
Đáng lưu ý, trong môi trường axít, hoạt động sản xuất bạch cầu bị giảm làm hệ miễn dịch suy yếu, tạo cơ hội cho bệnh tật phát sinh.
Phương pháp kiềm hoá cơ thể
TS Giang cho biết, để xác định mức pH của cơ thể có thể sử dụng giấy quỳ thông qua nước bọt và nước tiểu, nên thực hiện vào sáng sớm sau khi thức dậy. Nếu pH>7 tức cơ thể khỏe mạnh.
![]() |
Bảng chia các nhóm thực phẩm theo tính axít và kiềm |
Để kiềm hoá cơ thể, cần thực hiện đồng bộ từ ăn uống đến tập luyện.
- Chế độ ăn: Theo TS Giang, xu hướng chế độ ăn hiện nay thì 80% thực phẩm đưa vào có tính axít và chỉ có 20% có tính kiềm.
Do đó để cân bằng, cần thực hiện chế độ ăn ngược lại, 80% thực phẩm kiềm, 20% thực phẩm có tính axít.
Trong đó thực phẩm chứa kiềm cao nhất là nhóm rau, củ quả như măng tây, hành tây, cải bó xôi, cải xanh, tỏi, mùi tây, chanh, dưa hấu, bưởi, xoài, đu đủ, dầu oliu. Kế đến là khoai lang, đâu bắp, xà lách, cần tây, táo, lê...
Các loại thực phẩm giàu tính axít cần tránh là tinh bột, đường hoá học, đường tinh luyện, các loại quả khô như việt quất, mận và các loại hạt như lạc, óc chó...
- Ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày. Khi ngủ, do thở sâu hơn thức nên axít dư thừa sẽ được thải trừ ra ngoài cơ thể. Giấc ngủ sâu tạo ra môi trường kiềm.
- Tập thể dục, vận động điều độ mỗi ngày 30 phút để duy trì pH trung bình của cơ thể.
- Tránh xa căng thẳng, stress.
- Uống 8-10 ly nước lọc mỗi ngày. Nước tham gia trong mọi quá trình trao đổi chất, ion, cũng như hoạt động sinh lý, tâm lý của cơ thể. Nước giúp cân bằng nội môi và giải độc cơ thể. Tránh xa các loại nước ngọt vì chúng tạo môi trường axít và gây ra hàng loạt bệnh tật.
T.Hạnh
" alt=""/>Chuyên gia chỉ cách ăn uống kiềm hoá để phòng ung thư